Cách ghi phong bì đám tang

Chúng ta nhận thấy các đám tang ở trên mọi miền đất nước mọi người thường sử dụng phong bì thư trong đó các mệnh giá tiên được kèm theo. Đây là một phong tục cờ thời rất lâu với ý nghĩa cùng gia đình tổ chức một đám tang trọn vẹn để người mất ra đi thanh thản hơn.

Nhưng nội dung: ghi phong bì đám ma thư như thế nào, cách ghi phong bì đám giổ, cách ghi phong bì đi 100 ngày, cách ghi phong bì 49 ngày… cho hợp lý thì nhiều khách hàng chưa biết. Hôm nay cửa hàng Vòng hoa tươi sẽ sẽ giúp khách hàng nắm rõ, bài viết sẽ đi chi tiết từng trường hợp cụ thể.

Cách ghi phong bì đi đám ma thông dụng

Đây là chủ đề được nhiều người tìm kiếm nhiều nhất khi có nhiều trường hợp đi viếng nên cách ghi cũng khác nhau.

Trên phong bì có hai mục đó là Người gửi và Người nhận.

  • Người gửi: Chúng ta sẽ ghi tên đơn vị đi viếng.
  • Người nhận: Sẽ ghi những câu như “ Kính viếng, Kính lễ, Vô cùng thương tiếc”.

Hai từ kính viếng và Vô cùng thương tiếc sử dụng trong các đám tang. Từ kính lễ chúng sẽ đi dự đám giổ, 49 ngày hay 100 ngày.

  • Ý nghĩa từ kính viếng: Thể hiện sự thành tâm tôn trọng
  • Ý nghĩa từ vô cùng thương tiếc: Thể hiện tự tiếc nuối.
  • Ý nghĩa từ kính lễ: Tấm hiện tấm lòng lễ vật dâng lên người quá cố. Từ kính lễ thích hợp trong hoàn cảnh chúng ta đi dự giỗ, dự 49 hay 100 ngày.

Ghi phong bì thư công ty đi viếng đám ma

Khi đi viếng đám tang gia chủ có nhiều quan khách nên chúng ta phải ghi rõ ràng tên đơn vị công ty của mình

  • Mục người gửi/ From: Công ty TNHH ABC tại Hà Nội
  • Người nhận/To: Kính Viếng Hương Hồn Ông/Bà/Cụ.

Ghi phong bì thư Con cháu, người thân viếng 

Trường hợp này có nhiều trường hợp khác nhau, nên sẽ có cách ghi khác nhau. Để xác định nhanh nội dung thì chúng ta căn cứ vào cách gọi với người mất như thế nào thì chúng ta ghi như thế đó. Em xin lấy một ví dụ sau.

  • Mục người gửi/ From: Con cháu ông bà Tiến Nga tại Hà Nội.
  • Người nhận/To: Kính Viếng Hương Hồn Ông/Bà/Cụ/O…

Ghi phong bì thư gia đình thông gia phúng viếng

Trường hợp này sẽ có 2 cách ghi khác nhau.

TH1. Nếu người mất là ông/bà thông gia mất.

  • Mục người gửi/ From: Gia đình ông bà A B Thông gia cùng con cháu.
  • Người nhận/To: Kính Viếng Hương Hồn Ông/Bà.

TH2. Nếu người mất là Bố mẹ của ông/bà thông gia mất.

  • Mục người gửi/ From: Gia đình ông bà A B Thông Gia Với Ông Bà C D
  • Người nhận/To: Kính viếng hương hồn cụ.

Ghi phong bì thư bạn bè tới phúng người thân của bạn

Nếu bạn đại diện cho tập thể lớp hay nhóm bạn nào đó thì có thể áp dụng cách ghi sau.

Mục người gửi/ From: Tập thể lớp A12 Trường THPT ABC Hoặc Các cháu A,B,C Bạn Của Tuấn.

Người nhận/To: Kính Viếng Hương Hồn Bác.

Có trường hợp có nhiều người đi viếng nếu ghi hết sợ không đủ băng, thì chúng ta ghi Các cháu bạn Của Tuấn Kính viếng hương hồn bác.

Ghi phong bì thư dự đám giỗ hay 49 hoặc 100 ngày

Rất nhiều khách hàng không biết ghi như thế nào khi dự đám giỗ, 49 hay 100 ngày. Thông thường chúng ta vẫn ghi bình thường, nhưng ở mục người nhận sẽ dùng từ Kính Lễ. Một chút lòng thành gửi lên người quá cỗ.

Mục người gửi/ From: Đề tên cá nhân/công ty

Người nhận/To: Kính Lễ

Ngoài phong bì chúng ta nên kèm theo một giỏ hoa quả đi cùng sẽ trở nên đầy đủ và ý nghĩa.

Một số lưu ý khi đến đám ma

Ngoài cách ghi phong bì hợp lý thì cách đi viếng đám tang các bạn cũng cấn chú ý những điều sau đây.

Cách ăn mặc: Hạn chế ăn mặc lòe loẹt, thiếu vải. Nên ưu tiên chọn trang phục tối màu, lịch sự, không mặc quần áo diêm dúa.

Thái độ, cách cư xử: Lịch sự, trang nghiêm, hạn chế nói to, trêu ghẹo. Không nên có những cư xử không phù hợp.

Vái lạy đúng cách: Theo tập tục của người Việt Nam thông thường chúng ta sẽ có 3 vái đối với người mất.

Những người không nên đến đám tang: Người có bầu, trẻ nhỏ, người mới bị chó cắn hoặc bị bệnh trong người không nên đến đám tang.

Cách ghi phong bì phúng viếng : ghi rõ ràng, không nên viết tắt, viết sai

Trên là những cách ghi phong bì thư đám tang chuẩn nhất mà cửa hàng vòng hoa tươi gửi đến khách hàng.